Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tiền đình ở người già

BookingDoctor là Hệ thống đặt lịch hẹn khám trực tuyến hoàn toàn miễn phí đem đến giải pháp giúp cho việc khám bệnh trở nên thuận tiện, dễ dàng, chính xác, hiệu quả

Rối loạn tiền đình tên đầy đủ là Hội chứng rối loạn chức năng tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn, nhất là lứa tuổi trung, cao tuổi.

Theo quy luật tự nhiên ai cũng phải già đi, khi cơ thể bắt đấu thoái hóa thì các chức năng của cơ thể cũng suy giảm. Với người lớn tuổi khi cơ thể suy giảm cùng lúc sẽ mắc nhiều bệnh lý phối hợp, nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cũng vì thế tăng lên. Người cao tuổi khi mắc hội chứng tiền đình không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mà còn khiến họ cảm thấy chán nản, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người già

Tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể, vì vậy, khi di chuyển, cúi, xoay người… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Tuy nhiên, ở người cao tuổi những rối loạn có liên quan đến thăng bằng là xuất phát từ hệ thần kinh nắm sau ốc tai suy giảm.

Một số bệnh lý làm xuất hiện rối loạn tiền đình ở người già là:

  • Thiếu máu não: thiếu máu ở phụ nữ tiền mãn kinh, thiếu máu do thiểu năng tuần hoàn não.
  • Rối loạn lipid máu: bệnh nhân máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.
  • Các bệnh về thần kinh như: viêm dây thần kinh, u dây thần kinh,…
  • Bệnh huyết áp: Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.
  • Cơ xương bị tổn thương: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ như: thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật),người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh…

Triệu chứng thường gặp 

Biểu hiện rõ nhất của rối loạn tiền đình là các cơn chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác lảo đảo muốn ngã. Người bệnh còn có thể cảm thấy nhức đầu, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chân tay run rẩy,… Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn và hay tái phát.

Nếu nhẹ người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, người mệt lả…

Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng… Nếu kéo dài có thể dẫn đến mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,…

Để xác định chính xác rối loạn tiền đình, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp Xquang, CT-Scan, chụp cộng hưởng từ (MRI) hay xét nghiệm mỡ máu.

Điều trị và phòng ngừa rối loạn tiền đình ở người già

Người bệnh khi phát hiện mắc rối loạn tiền đình việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện có rất nhiều loại thuốc tây y điều trị bệnh, nhưng dùng thuốc gì để mang lại hiệu quả với từng trường hợp là nhiệm vụ của bác sĩ, do đó người bệnh không nên chủ quan tự mua thuốc về điều trị bệnh.

Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì người mắc rối loạn tiền đình cần luyện tập thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2- 3 lần (không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng),tránh ngồi quá lâu tại một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo,…).

Người cao tuổi không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày, giữ tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,… Trong trường hợp chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2),mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay.

Khám và điều trị bệnh ở đâu tốt

Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nhức đầu,… là biểu hiện của rối loạn tiền đình nhưng cũng có thể là dấu hiệu của của nhiều bệnh khác, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, thiếu máu não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,… Do đó khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Tại Hà Nội, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện như: Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện 108, Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2, Bệnh viện đa khoa Trí Đức, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Bạch Mai…

Đặt khám dễ dàng cùng BookingDoctor

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Chính

Nguyên Cố vấn cao cấp Trung tâm Ung bướu – Tế bào gốc, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Huyết học – Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Hà Nội
Chọn và đặt (miễn phí)

Địa chỉ Khám

Bệnh viện Đa khoa An Việt
1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Hoa

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bác sĩ Đoàn Thị Hồng Hoa

Nguyên là Phó Trưởng khoa Tai – Tai Thần kinh – Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương.

Hiện nay Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Hồng Hoa có lịch thăm khám và điều trị tại Bệnh Viện Đa khoa An Việt

Hà Nội
Chọn và đặt (miễn phí)

Địa chỉ Khám

Bệnh viện Đa khoa An Việt
1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Giá khám:

500.000đ . Xem chi tiết
500.000đ
Ẩn bảng giá

Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Văn Sâm

Bác sĩ Chuyên khoa Ung bướu – Nội tiết
Chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tuyến giáp ở Việt Nam
Chủ tịch CLB người bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp

Hà Nội

TS.BS. Phạm Như Hùng

  • Tổng thư ký Hội Tim Mạch Can Thiệp
  • Thành viên thường niên Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ
  • Chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim
  • Ban thư ký biên tập tạp chí Tim Mạch Học Hoa Kỳ và nhiều tạp chí y khoa trên thế giới
  • Thư ký Hội Tim Mạch Việt Nam
  • Bác sĩ Khoa C3 – Viện Tim Mạch Việt Nam
  • Bác sĩ tại phòng Điện tâm đồ và Điện sinh lý học Tim – Viện Tim mạch Việt Nam
  • Bác sĩ khoa Can thiệp tim mạch – Bệnh viện Đông Đô
Hà Nội

Đặt lịch khám

Chọn và đặt (miễn phí)

Địa chỉ Khám

Bệnh viện Đa khoa Đông Đô
Số 5 phố Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Giá khám:

250.000đ . Xem chi tiết
Giá khám chưa bao gồm chi phí siêu âm, xét nghiệm 250.000đ
Ẩn bảng giá

Pgs. Ts Phạm Mạnh Hùng

  • Tổng Thư ký Hội Tim mạch Việt Nam
  • Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia –  Bệnh viện Bạch Mai
  • Trưởng phòng Tim mạch Can thiệp – Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai
  • Thành viên Hội Tim mạch Hoa Kỳ
  • Chủ nhiệm và Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim Mạch Đại học Y Hà Nội.
  • Thành viên Hội đồng Cố vấn Chuyên môn Bệnh viện Đông Đô
Hà Nội

Đặt lịch khám

Chọn và đặt (miễn phí)

Địa chỉ Khám

Bệnh viện Đa khoa Đông Đô
Số 5 phố Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Giá khám:

300.000đ . Xem chi tiết
Giá khám chưa bao gồm chi phí siêu âm, xét nghiệm 300.000đ
Ẩn bảng giá

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Lợi

Hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Chứng chỉ nội soi tiêu hóa nhi, nội soi đại tràng

Hà Nội

Đặt lịch khám

Chọn và đặt (miễn phí)

Địa chỉ Khám

Phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng
14 Trần Bình Trọng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Giá khám:

150.000 . Xem chi tiết
Giá khám chưa bao gồm chi phí siêu âm, xét nghiệm 150.000
Ẩn bảng giá

Đặt khám dễ dàng cùng Bookingdotor

Danh sách bác sĩ đang cập nhật

Bài viết liên quan






    • Đặt lịch khám

      Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay sau khi bạn đặt lịch phẫu thuật
    • 02473 011 881